Nhiều bạn trẻ mới ra trường chưa có quá nhiều kinh nghiệm làm việc nên việc cảm thấy e ngại và bỡ ngỡ trước các câu hỏi phỏng vấn là việc không thể tránh khỏi. Bạn đã tìm hiểu rất nhiều nhưng vẫn thấy mông lung và không biết phải ứng xử như thế nào trước các câu hỏi phỏng vấn để đạt A+ trong mắt nhà tuyển dụng? Đây chính là bài viết dành cho bạn, hãy đọc và rút kinh nghiệm cho bản thân mình nhé.
Giới thiệu về bản thân bạn – câu hỏi phỏng vấn sẽ mở đầu cho cuộc hành trình tìm kiếm ứng cử viên
Đây chính là một trong những câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất. Nhưng vẫn có nhiều ứng viên vẫn chưa chưa biết phải trả lời câu hỏi này như thế nào để có thể giới thiệu bản thân một cách tốt nhất và có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Gợi ý trả lời:
Đầu tiên, bạn cần lên danh sách các thứ tự các mục giới thiệu trước trong đầu, ngoài các thông tin cơ bản như họ tên, quê quán, năm sinh, ngành học, tình trạng hôn nhân hiện tại. Các ứng viên nên mở rộng vấn đề để giới thiệu thêm về các sở thích cá nhân và một số tài tài lẻ của bản thân. Đặc biệt bạn cũng nên nhấn mạnh về những thành tựu và kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển mà bạn đã đạt được trong quá khứ.
Bạn nên giới hạn câu trả lời của mình trong tối đa 2 phút. Ở câu hỏi này, bạn nên giới thiệu thật rõ ràng, rành mạch về bản thân một cách tự tin và hãy nêu ra những chuyên môn hoặc thành tựu mà bạn đã đạt được để nhà tuyển dụng lưu ý đến thông tin của bạn!
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong vòng 5 năm tới.
Đây là câu hỏi phỏng vấn thuộc top các câu hỏi phỏng vấn hay và khó. Bạn hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí mà bạn đang dự tuyển nằm trong kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Bên cạnh đó, bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một người có chí cầu tiến bằng cách nói về vị trí mong muốn của bản thân trong tương lai.
Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú hơn nếu họ biết được trong quá trình phấn đấu để đạt được những mục tiêu ấy, bạn cũng đóng góp kha khá vào lợi ích chung của công ty. Điều này còn có thể giúp bạn có cơ hội thăng tiến dễ dàng hơn đấy!
Bạn có thể mô tả về các kinh nghiệm của bạn liên quan đến vị trí mà bạn đã ứng tuyển.
Hãy kể về các thành tích bạn đã đạt được trong các dự án trước đây, những giá trị mà bạn có thể mang lại cho công ty, kể về các vai trò của bạn trong dự án, những công việc đã thực hiện hay cả những khó khăn đã gặp phải trong quá trình thực hiện khi gặp câu hỏi phỏng vấn này.
Quan trọng hơn đó là hãy cho nhà tuyển dụng biết cảm xúc của bạn khi đạt kết quả, những bài học rút ra từ những khó khăn, thử thách khi làm những công việc đó. Nhà tuyển dụng có thể dựa vào câu hỏi này để thấy được sự tâm huyết của bạn với công việc, với các sản phẩm bạn thực hiện, từ đó có cái nhìn tích cực về quá trình làm việc của bạn.
Bạn hãy nêu 3 điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Bạn đã làm gì để khắc phục điểm yếu của mình hay chưa?
Ở các câu hỏi phỏng vấn dạng này, bạn nên kể về điểm mạnh của mình trước khi nói về những điểm yếu. Đây là một câu hỏi rất khó nhưng nếu bạn có thể khéo léo xoay chuyển được những điểm yếu đó thành những điểm mạnh của mình thì bạn sẽ tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng lắm đấy!
Ví dụ bạn có thể nói rằng bạn là một người quá cầu toàn, một số người cho rằng đó là một điểm mạnh nhưng bạn lại thấy đây là một điểm yếu vì bạn mất nhiều thời gian hơn người khác chỉ cho một công việc nào đấy. Nhưng trường hợp bạn không biết nói chuyển điểm yếu thành điểm mạnh như thế nào thì bạn nên chọn những điểm yếu nào ít liên quan đến công việc và cố gắng nhấn mạnh về cách bạn cố gắng thay đổi những điểm yếu đó như thế nào.
Tại sao bạn lại chọn công ty của chúng tôi? Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
Đây là câu hỏi tuyển dụng rất phổ biến của các nhà tuyển dụng. Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ có thể đánh giá mức độ quan tâm, sự nghiêm túc của ứng viên đến công ty và vị trí họ đang ứng tuyển. Vì vậy bạn cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho câu hỏi này.
Trong một thị trường việc làm đầy cạnh tranh như hiện nay, các nhà tuyển dụng sẽ có nhiều lựa chọn của riêng mình, đặc biệt là các công ty có quy mô lớn. Họ thường có xu hướng tìm kiếm những ứng viên có lý do và đam mê đề có thể đi lâu dài với công ty, hơn là chỉ tìm kiếm những ứng viên đã có kinh nghiệm hoặc có bằng cấp tốt.
Gợi ý trả lời:
Nếu câu trả lời của bạn thể hiện rằng bạn đã dành thời gian để nghiên cứu và chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn này, điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ quan tâm và chú ý từng chi tiết vào các nhiệm vụ mà bạn sẽ làm trong quá trình bạn nhận công việc này. Bên cạnh đó, bạn đã có những hiểu biết cơ bản về những gì bạn cần phải làm trong công việc này và bạn đã có chuẩn bị cả thời gian và tâm lý dành cho nó.
Một ứng viên chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn chứng tỏ họ tham vọng và cam kết phát triển sự nghiệp của họ và những đặc điểm này được tìm kiếm ở những ứng viên vì nó biểu thị một cá nhân sẽ thể hiện hành vi phù hợp, chuyên nghiệp và có chủ đích.
Bạn sẽ có thể hợp tác với chúng tôi tối thiểu bao lâu?
Nhà tuyển dụng hỏi bạn câu hỏi phỏng vấn này vì nhiều mục đích khác nhau. Họ có thể muốn biết xem bạn có thể đi làm ngay lập tức không và bạn có cam kết sẽ tận tâm và gắn bó lâu dài với công ty của họ không. Đây cũng là cách để nhà tuyển dụng tìm hiểu về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn là gì để kết luận xem họ có nên tuyển dụng bạn hay không.
Gợi ý trả lời:
Đối với câu hỏi phỏng vấn này, bạn không nên trả lời một cách trực tiếp bằng cách đưa ra cụ thể một con số thời gian cụ thể mà bạn sẽ làm việc cho công ty họ bởi vì việc này sẽ làm giảm cơ hội trúng tuyển của bạn. Thay vào đó, để trả lời các câu hỏi phỏng vấn này, bạn hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng những kế hoạch dài hạn mà bạn sẽ thực hiện ở công ty họ.
Hơn nữa, nhà tuyển dụng sẽ luôn muốn tìm kiếm những ứng viên mà sẵn sàng làm việc cho họ trong thời gian lâu dài. Do đó, bạn nên cho nhà tuyển dung thấy sự sẵn sàng của bạn cho vị trí này và công việc của công ty họ nằm trong lộ trình phát triển của bạn. Không chỉ vậy, bạn có thể nói rằng mình không thích “nhảy việc” hay đổi công ty. Bên cạnh đó, nếu bạn đã làm việc ở công ty nào đó được 5 đến 7 năm, bạn cũng nên chia sẻ với nhà tuyển dụng để nâng độ tin cậy cho câu trả lời của mình.
Bạn thấy vị trí và cơ hội của công ty chúng tôi như thế nào khi so sánh với các vị trí ở những công ty khác mà bạn đang ứng tuyển?
Đây là một câu hỏi phỏng vấn mà các nhà tuyển dụng dùng để dò xem bạn có quan tâm đến những vị trí khác của những công ty khác không và những công ty khác có cho bạn những đặc quyền và đãi ngộ tốt hơn của họ không. Vì vậy trong câu hỏi phỏng vấn này, bạn có thể lựa chọn 2 trường hợp để trả lời.
Gợi ý trả lời:
Đầu tiên, khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn này, bạn có thể chọn cách nói rằng bạn chỉ nộp vào công ty họ là công ty duy nhất và được gọi phỏng vấn. Nếu bạn trả lời như vậy, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn đã quan tâm đến công ty họ hơn đa số những công ty ngoài thị trường khác.
Nhưng ngược lại, nếu bạn trả lời rằng bạn có nhiều công ty phỏng vấn và có đãi ngộ tốt, bạn có thể nâng giá trị bản thân mình hơn nhưng câu trả lời này có nhiều rủi ro bởi vì bạn chưa biết rằng đãi ngộ công ty họ là bao nhiêu và nó có nằm ở ngưỡng của công ty mà bạn nói không, nếu đãi ngộ của bạn ở công ty khác quá cao so với mặt bằng công ty họ, bạn có thể sẽ bị đánh trượt ngay lập tức đấy!
Nếu được nhận vào vị trí này, bạn sẽ cống hiến được gì cho công ty?
Khi gặp các câu hỏi phỏng vấn này, thì đây quả thực là một cơ hội để bạn tự ca ngợi chính mình, hãy đề cập đến những kỹ năng mà bạn có và những gì bạn có hoàn toàn phù hợp với vị trí tuyển dụng của công ty. Bạn còn có thể mở rộng câu trả lời bằng cách nói rằng bạn hơn các đối thủ ứng tuyển khác như thế nào.
Ví dụ: “Tôi rất rành trong lĩnh vực bán hàng, làm việc nhóm rất tốt, khá nhạy bén khi tiếp cận một thị trường mới mẻ mà anh/chị đang mở rộng ở khu vực châu á. Tôi có kiến thức về thị trường này trong những năm gần đây và có lượng khách hàng ổn định. Đặc biệt, tôi còn có thể đánh giá và xác định thị trường sẽ có thể phát triển theo hướng nào trong những năm tới.”
Bạn mong muốn nhận được mức lương bao nhiêu?
Nếu được gặp các câu hỏi phỏng vấn hỏi về mức lương mong muốn đó là đừng đưa mức lương hàng tháng lên tận trời xanh (quá cao) vượt xa với mức tưởng tượng của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, cũng đừng quá thiếu tự tin mà đưa ra một con số quá thấp, hãy là một ứng viên thông minh biết nắm bắt mặt bằng chung của thị trường, dung hòa để có thể đưa ra một mức lương hợp lý, không quá cao nhưng không phải thấp, đủ để thấy được giá trị bản thân.
Hãy nhớ rằng nếu bạn đưa ra mức lương cao hơn mặt bằng công ty họ nhưng vẫn nằm nằm ở mức chấp nhận được thì họ vẫn sẽ đưa cho bạn một con số khác để đàm phán còn nếu như bạn đưa mức lương quá thấp, bạn sẽ chẳng còn cơ hội nào để đàm phán lại lần nữa cả.
Ngoài mức lương ra, trong quá trình phỏng vấn ứng viên cũng nên hỏi trao đổi thẳng thắn về quyền lợi được hưởng ví dụ như: Bảo hiểm xã hội, tiền phụ cấp xăng, ăn uống, chế độ nghỉ thai sản,…cho rõ ràng và cụ thể. Vì nếu bạn bỏ qua những mục này thì có thể sau này bạn sẽ bị thiệt thòi đấy!
Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Đừng quá căng thẳng về các câu hỏi phỏng vấn này, hãy thể hiện bản lĩnh tự tin của mình bằng câu trả lời dứt khoát của bạn. Hãy tìm hiểu trước về công ty trước khi phỏng vấn, đặt sẵn ra một số câu hỏi sẽ giúp cho nhà tuyển dụng biết được bạn đang quan tâm tới vị trí công việc ứng tuyển cũng như công ty họ.
Gợi ý trả lời:
Bạn có thể đưa ra câu hỏi về mức lương, thời gian trả lương của công ty, các chế độ bảo hiểm, phúc lợi, quy trình làm việc, xin nghỉ phép, báo cáo công việc của công ty,…
Có thể bạn quan tâm:
Vị trí tuyển dụng: Thực tập sinh kinh doanh
Vị trí tuyển dụng: Nhân viên kinh doanh
Trên đây là bộ những câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi xin việc, được các công ty sử dụng nhiều và thường đặt ra với các ứng viên cách giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng và biết cách phải làm thế nào để có công việc yêu thích. Thông qua các câu hỏi phỏng vấn này, VNET hi vọng bạn sẽ tìm được công việc yêu thích và phù hộ với bản thân sớm nhất có thể!