TOP 10 CÂU HỎI PHỎNG VẤN NHÂN VIÊN KINH DOANH THƯỜNG GẶP

Top 10 câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp

Top những câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn sắp tới đấy. Hãy đọc ngay bài viết để tìm hiểu nhé!

Kinh nghiệm chuẩn bị phỏng vấn nhân viên kinh doanh cho người mới  bắt đầu

Trước tiên, người ứng tuyển cần tìm hiểu kỹ về công ty cũng như công việc ứng tuyển trước khi đến buổi phỏng vấn. Việc này sẽ giúp bạn phần nào hiểu được về văn hoá doanh nghiệp và môi trường làm việc sắp tới.  Ngoài ra, tìm hiểu kỹ về thông tin doanh nghiệp còn giúp bạn biết được sản phẩm, ngành hàng kinh doanh chính của công ty. Từ đó có sự chuẩn bị trước những câu hỏi về sản phẩm và tình huống kinh doanh.

Bên cạnh đó, người ứng tuyển cũng cần chuẩn bị những kiến thức chuyên môn về ngành nghề liên quan cũng như về sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp bạn ứng tuyển có một sản phẩm đặc thù, cần có sự nghiên cứu trước và hiểu các thuật ngữ liên quan, vì bạn rất có thể phải trả lời câu hỏi xoay quanh sản phẩm này.

Kinh nghiệm chuẩn bị phỏng vấn nhân viên kinh doanh
Kinh nghiệm chuẩn bị trước lúc phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Chuẩn bị tinh thần và những thứ cần thiết cũng là một lưu ý quan trọng trước khi đến buổi phỏng vấn. Một tinh thần tự tin cùng với vẻ ngoài tươm tất sẽ mang lại ấn tượng tốt cho bạn với nhà tuyển dụng. Việc soạn sẵn trang phục giúp bạn tiết kiệm thời gian và trông thật gọn gàng lịch sự. Các câu hỏi và trả lời cũng nên được soạn sẵn và đọc lại nhiều lần để ghi nhớ và tự tin hơn khi đến buổi phỏng vấn.

Các ứng viên cũng cần tìm hiểu trước về các mẫu câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh và tự soạn sẵn các câu trả lời trước khi đến buổi phỏng vấn. Điều này sẽ giúp việc phỏng vấn được suôn sẻ và giảm áp lực cho ứng viên khi có thể dự liệu được cách ứng biến trước các câu hỏi của nhà tuyển dụng.

Cuối cùng, để có những câu trả lời hoàn hảo và làm hài lòng nhà tuyển dụng, người ứng tuyển cần hiểu rõ những yêu cầu doanh nghiệp muốn tìm kiếm ở một nhân viên kinh doanh. Đó là: tư duy xử lý và kiểm soát tốt; khả năng xử lý tình huống linh hoạt; kiến thức và kinh nghiệm vững chắc; sẵn sàng chia sẻ và làm việc nhanh nhẹn. Những câu trả lời nên thể hiện được bạn đáp ứng được các yêu cầu này.

Top 10 câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp

  • Câu 1: Bạn đã từng bán hàng hay kinh doanh chưa? Nếu có thì đó là dịch vụ hay sản phẩm nào, và nhóm khách hàng bạn hướng đến là gì?
  • Câu 2: Kể lại một khó khăn mà bạn từng gặp phải khi làm việc liên quan đến kinh doanh và cách giải quyết của bạn trong trường hợp đó. 
  • Câu 3: Bạn có biết công ty đang kinh doanh sản phẩm/dịch vụ nào không? Góc nhìn của bạn về tiềm năng phát triển cũng như điểm yếu về kinh doanh của công ty?
  • Câu 4: Nếu phải lựa chọn giữa việc không đạt KPI với khách hàng không hài lòng, bạn sẽ chọn cái nào? Vì sao?
  • Câu 5: Nếu khách hàng chửi hoặc chê bai sản phẩm, bạn sẽ xử lý như thế nào? Bạn sẽ ngừng theo đuổi một khách hàng tiềm năng khi nào?
  • Câu 6: Nếu bị trả hàng thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
  • Câu 7: Trình bày một quá trình mua hàng và phương thức bạn dùng để chốt sale.
  • Câu 8: Thành công lớn nhất bạn từng đạt được là gì? Mục tiêu tiếp theo trong sự nghiệp của bạn?
  • Câu 9: Theo bạn, một nhân viên kinh doanh cần có những tố chất nào?
  • Câu 10: Hãy cho biết áp lực mà bạn nghĩ một nhân viên kinh doanh phải vượt qua và động lực để bạn theo đuổi công việc này là gì?
Top 10 câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp
Top 10 câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp

Một số mẫu câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh khác

  • Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh giới thiệu bản thân

  • Giới thiệu sơ lược về bản thân
  • Hãy cho biết điểm mạnh và điểm yếu của bạn
  • Bạn có thể làm được gì nếu trở thành nhân viên kinh doanh của công ty?
  • Tại sao bạn lựa chọn công việc nhân viên kinh doanh và lý do ứng tuyển vào vị trí này của công ty?

Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh đánh giá chuyên môn

  • Theo bạn, cần làm gì để tăng doanh số?
  • Hãy cho biết bạn cần làm những gì để tiếp cận khách hàng tiềm năng?
  • Sự khác biệt giữa chu trình sale dài và chu trình sale ngắn là gì?
  • Quan điểm của bạn về sự hợp tác và tinh thần học hỏi trong kinh doanh?
  • Bạn thường mất bao lâu để xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng? Trình bày quá trình đó.
  • Theo bạn, mạng xã hội có ảnh hưởng như thế nào trong quá trình bán hàng?

Bộ câu hỏi xử lý tình huống cho nhân viên kinh doanh 

  • Nếu gặp phải khách hàng khó tính hoặc phải hẹn ngoài giờ hay địa điểm quá xa, bạn sẽ làm gì để có thể thuyết phục và ký hợp đồng với khách hàng?
  • Nếu dự án của bạn có nhiều đối thủ cùng một lúc, bạn sẽ hành động như thế nào?
  • Đánh giá về công ty dưới góc nhìn của bạn và cho biết công ty có thể mang lại những gì cho khách hàng? Khuyết điểm trong quá trình bán hàng của công ty là gì và đưa ra đề xuất của bạn?
  • Bạn sẽ làm gì nếu được nhận vào vị trí này?
Câu hỏi xử lý tình huống cho nhân viên kinh doanh
Tìm hiểu trước về công ty và vị trí ứng tuyển mang lại lợi ích khi phỏng vấn

Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh về hành vi

  • Bạn làm cách nào để cân bằng cảm xúc khi làm việc trong những ngày tâm trạng không vui?
  • Theo bạn, đâu là khách hàng tiềm năng của công ty và cách bạn sẽ dùng để theo đuổi họ là gì?
  • Mô tả quá trình quyết định mua của khách hàng và cho biết bạn cần làm những gì để thúc đẩy hành vi mua hàng của họ trong từng giai đoạn đó?
  • Khi một khách hàng yêu cầu tư vấn, bạn sẽ làm những gì?
  • Bạn sẽ làm gì nếu không đạt KPI hoặc bị khách hàng đánh giá không tốt?
  • Hãy cho biết phương châm sống và làm việc, cũng như mục tiêu nghề nghiệp trong thời gian tới của bạn là gì?

Lưu ý khi trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Trong quá trình thực hiện phỏng vấn, ứng viên cần giữ sự bình tĩnh, tự tin và tránh tình trạng trả lời bị vấp hoặc tạo ra khoảng trống quá dài. Các câu trả lời phải thật rõ ràng, dễ hiểu và đảm bảo đúng sự thật. Nên điều chỉnh giọng nói và biểu cảm phù hợp để tạo cảm giác tin tưởng và hứng thú với nhà tuyển dụng.

Luôn giữ thái độ niềm nở, tự tin và hào hứng khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng càm thấy thú vị và có cái nhìn tích cực hơn về bạn. Cố gắng tương tác nhiều với nhà tuyển dụng và luôn nhìn thẳng vào mắt họ khi trả lời phỏng vấn. Nếu không nghe rõ hoặc chưa hiểu câu hỏi, hãy mạnh dạn hỏi lại thay vì trả lời một cách mông lung.

Nếu gặp phải một câu hỏi khó, đừng vội sợ hãi và loay hoay khi không biết trả lời như thế nào. Hãy bình tĩnh và bạn có thể nói về một vài chủ đề hoặc kiến thức liên quan để có thêm thời gian suy nghĩ và sau đó trả lời đúng trọng tâm khi đã tìm ra đáp án. Nhưng người ứng tuyển cần lưu ý rằng không nên nói lạc đề và mông lung khiến phần trình bày trở nên dài dòng và tốn thời gian.

Lưu ý trả lời phỏng vân cho nhân viên kinh doanh
Chỉ cung cấp những thông tin đúng sự thật cho nhà tuyển dụng

Thể hiện được ý chí, tinh thần quyết tâm theo đuổi công việc trong suốt quá trình phỏng vấn. Bất cứ doanh nghiệp nào khi tuyển dụng cũng đều đánh giá cao về những ứng cử viên luôn hết mình vì công việc và có mục tiêu rõ ràng. Điều này không chỉ giúp bạn có thể tạo được ấn tượng tốt mà còn giúp nhà tuyển dụng đánh giá được tiềm năng cũng như mức độ phù hợp về giá trị mà bạn và công ty có thể mang lại cho nhau.

Với những câu hỏi tình huống, cần đưa ra những phân tích cụ thể và xử lý một cách khéo léo. Hãy vận dụng tất cả kinh nghiệm, kiến thức và những lý thuyết chuyên môn để tìm ra phương án tốt nhất cho từng vấn đề được đưa ra. Mỗi sản phẩm/dịch vụ và mỗi công ty sẽ có những đặc điểm riêng và văn hoá doanh nghiệp riêng. Vậy nên bạn cần thể hiện được tư duy và khả năng ứng xử cũng như trả lời các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh một cách thông minh nhất.

Cuối cùng, hãy cho nhà tuyển dụng thấy được con người của bạn trong quá trình phỏng vấn. Hãy trả lời một cách thật nhất và khiêm tốn vừa phải để thể hiện được cá tính riêng của bạn trước nhà tuyển dụng. Mạnh dạn phản biện và nêu lên những quan điểm riêng của mình. Nhưng hãy lưu ý rằng các ứng viên cũng đừng nên thể hiện quá vì điều đó có thể khiến bạn trở nên tự tin thái quá và thiếu tinh thần tiếp thu học hỏi.

Có thể bạn quan tâm:

Vị trí tuyển dụng: Thực tập sinh kinh doanh

Vị trí tuyển dụng: Nhân viên kinh doanh

Trên đây là một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp để chuẩn bị và có sự thể hiện tốt nhất trước nhà tuyển dụng. Xem thêm những thông tin tuyển dụng bổ ích khác tại đây!

0/5 (0 Reviews)
Đăng ký
Thông báo về
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận