Mỗi nền tảng mua sắm online đều có những điều kiện dành cho người bán và người mua để tránh các trường hợp xấu xảy ra. Vậy bạn có biết những chính sách bán hàng trên Shopee được cập nhật mới nhất không? Hãy xem qua bài viết dưới đây.
Sự phổ biến của Shopee tại thị trường Việt Nam
Shopee chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam vào ngày 8/8/2016. Sau 6 năm ra mắt, Shopee hiện nay là một ứng dụng không thể thiếu của rất nhiều người. Lượng truy cập trên các thiết bị smartphone, Shopee đang giữ vị trí cao nhất về cả hệ điều hành iOS lẫn Android.
Những năm gần đây, việc mua hàng online trở nên rất phổ biến. Trung bình, tổng thời gian mua sắm trên Shopee trong 1 tuần tăng hơn 25%. Điều này cho thấy rằng TMĐT là một phần không thể thiếu đối với người Việt Nam.
Vì sao nên lựa chọn kinh doanh trên Shopee
Bạn đang là chủ một cửa hàng hay là một nhà kinh doanh lớn, bạn muốn nâng cao doanh số bán hàng bằng việc kinh doanh Shopee? Những lý do khiến bạn nên lựa chọn kinh doanh trên Shopee:
- Số lượng người dùng lớn: Shopee là một trong những trang kinh doanh trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á, cung cấp một lượng lớn người mua trên toàn khu vực.
- Giao diện thân thiện: Shopee cung cấp một giao diện đơn giản và thân thiện với người sử dụng, đáp ứng nhu cầu người mua và người bán.
- Tiện lợi với khách hàng: Với hệ thống mua bán, thanh toán dễ dàng, Shopee cung cấp đến khách hàng trải nghiệm mua sắm tiện lợi và nhanh chóng.
- Tăng cơ hội bán hàng: Từ các chương trình khuyến mãi và quảng cáo, Shopee là nền tảng dễ dàng cho người bán tăng số lượng sản phẩm được bán ra.
Các chính sách của Shopee bạn cần biết
Chính sách bán hàng trên Shopee
Một số quy định đăng bán Shopee có thể kể đến như:
- Hàng hóa phải còn hạn sử dụng trên bao bì: Các sản phẩm như dược phẩm, mỹ phẩm, hóa chất, nước hoa, băng vệ sinh, thực phẩm,…phải có đầy đủ hạn sử dụng tối thiểu là 30 ngày.
- Các mặt hàng bị cấm bán: Những hàng giả, hàng nhái, vi phạm thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ hay các loại sản phẩm cấm theo quy định của nhà nước đều không được phép đăng bán trên Shopee.
- Các hành vi bị cấm khi bán hàng: Các hành vi như phản động, chống phá tôn giáo, xúc phạm người khác, tiết lộ các thông tin mật quốc gia hay gian lận trong đánh giá và mua bán đều bị cấm hoàn toàn trên Shopee.
Chính sách vận chuyển Shopee
- Hàng hóa không vận chuyển: Theo điều khoản Shopee, các loại hàng hóa như thực phẩm tươi sống, sản phẩm có hạn sử dụng dưới 30 ngày, các loại thực phẩm được bảo quản đặc biệt, hàng hóa dễ gây cháy nổ hay nguy hiểm trong quá trình vận chuyển đều bị cấm.
- Hàng hóa hạn chế vận chuyển: Các sản phẩm làm bằng chất liệu dễ vỡ hay chứa chất lỏng bên trong có thể xảy ra những sự cố ngoài ý muốn nếu vận chuyển. Vì thế Shopee có quyền từ chối, không vận chuyển đơn hàng đó.
- Quy định về đóng gói hàng hóa: Các đơn hàng phải được đóng gói sẵn và được niêm phong bởi người bán. Shopee sẽ không chịu trách nhiệm cho hàng hóa bên trong nếu kiện hàng còn nguyên. Hàng hóa phải đảm bảo có đầy đủ thông tin của người nhận và mã vận đơn.
Chính sách thu phí của Shopee
- Phí thanh toán: Khi một đơn hàng thành công, Shopee sẽ tính tổng giá trị người mua bao gồm phí vận chuyển và khuyến mãi mà thanh toán cho người bán.
- Phí cố định: Phí này được tình từ phần trăm hoa hồng được trích từ đơn hàng thực hiện thành công của Shopee Mall (Chưa thuế)
- Phí dịch vụ: Tùy vào phương thức thanh toán mà mức phí áp dụng cho mỗi đơn hàng sẽ tương ứng. Nếu người mua thanh toán thành công, người bán sẽ chịu mức 2.2%.
Xem chi tiết: Chi phí bán hàng trên Shopee
Kinh nghiệm kinh doanh trên Shopee
Với những người bắt đầu kinh doanh trên nền tảng Shopee thì cần khá nhiều thời gian để làm quen với nó. Tuy nhiên với những kinh nghiệm kinh doanh trên Shopee sau đây, công việc của bạn sẽ được giảm thiểu đáng kể đấy.
Đầu tư vào hình ảnh sản phẩm: Một hình ảnh sắc nét, đảm bảo đầy đủ góc nhìn về sản phẩm sẽ khiến khách hàng ấn tượng hơn. Vì thế, việc đầu tư về thiết bị, người chụp sẽ giúp bạn có lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh rất nhiều.
Tham gia vào nhiều chương trình khuyến mãi: Các chương trình khuyến mãi của Shopee luôn thu hút rất nhiều khách hàng. Vì thế, việc tham gia các chương trình giúp tăng độ nhận diện của sản phẩm của bạn đối với người tiêu dùng.
Mức giá sản phẩm hợp lý: Vì bạn sẽ phải cạnh tranh cùng rất nhiều sản phẩm nên những sản phẩm có mức giá tốt sẽ kích thích khách hàng gia tăng hành động với sản phẩm.
Xây dựng thương hiệu uy tín: Tạo nên một thương hiệu tốt và nhiều người biết đến sẽ là bước tiến lớn trong công việc kinh doanh của bạn. Tập trung quảng cáo sản phẩm và cửa hàng sẽ tăng số lượng khách hàng và doanh số cho bạn.
Chắc hẳn qua bài viết này bạn cũng đã hiểu hơn về các chính sách bán hàng trên Shopee rồi đúng không. Để được tư vấn và hỗ trợ về các dịch vụ bán hàng Shopee, bạn có thể lên hệ qua Website Vnet Media. Vnet chúc các bạn thành công!